Foods

Vùng cam Cao Phong đã hồi sinh, giá tăng cao trong dịp Tết

Dịp này, vùng trồng cam Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) bước vào vụ thu hoạch. Những trái cam vàng căng mọng được thu mua với giá cao khiến người trồng cam Cao phong phấn khởi. Nhờ những nỗ lực thay đổi phương thức canh tác theo các tiêu chuẩn an toàn, hướng hữu cơ, hữu cơ để tạo ra những sản phẩm chất lượng…đã giúp vùng cam hồi sinh.

Hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong Hòa Bình: Cam Cao Phong vững giá trước biến động thị trường Sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong Hòa Bình vào vụ thu hoạch cam Cao Phong Những trái cam vàng căng mọng được thu mua với giá cam sành cao khiến người trồng cam Cao phong phấn khởi.

Hồi sinh vung cam nhờ kỹ thuật canh tác mới Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX Cam 3T nông sản Cao Phong (Thị trấn Cao Phong) cho biết: HTX hiện có hơn 20ha cam, sản lượng thu hoạch hàng năm hơn 300 tấn.

Để bảo vệ thương hiệu, nâng sức cạnh tranh và phát triển bền vững cam Cao Phong, không còn con đường nào khác ngoài việc phát triển sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV hoá học, bảo vệ sức khỏe người trồng, khôi phục lại dinh dưỡng trong đất…

cam cao phong
Cam cao phong

Theo chị Thủy, để cho ra những quả cam chất lượng, vấn đề cốt lõi là nguồn cây giống và đất trồng phải tốt. Vì vậy, chị đã thống nhất với các thành viên trong HTX, những diện tích trồng mới phải sử dụng cây đầu dòng ở những cơ sở uy tín, có kiểm định. Bên cạnh đó, hạn chế phân bón hóa học bằng việc sử dụng trứng, đậu tương, cá… ngâm ủ với men vi sinh để bón cho cây.

Đối với những vườn cây sung sức, khép tán thì duy trì thảm cỏ tự nhiên để giữ ẩm cho vườn trong mùa khô, chống xói mòn trong mùa mưa và tạo môi trường sống cho các vi sinh vật có lợi trong đất cũng như các loài thiên địch… Đối với những vườn ở thời kỳ đầu kiến thiết thì trồng xen những loại cây ngắn ngày có khả năng bổ sung đạm cho đất như đậu tương, lạc, đậu xanh, vừng…

Từ đó, giúp tuổi thọ của cây kéo dài hơn, đất ít bị chai hơn so với vườn trồng chuyên canh. Với những diện tích cam sau khi thu hoạch, để tăng dinh dưỡng, nâng cao đề kháng cho cây và khả năng ra hoa đậu quả ở vụ sau cao hơn, các hộ tiến hành bón thúc cho cây bằng cách rải lượng phân chuồng hoặc phân trùn quế trên bề mặt chứ không đào xới gây tổn thương tới bộ rễ…

Nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác hữu cơ đã giúp vùng trồng cam Cao Phong hồi sinh. Bà Phạm Thị Hiền ở Khu phố 1 (Thị trấn Cao Phong) cũng không giấu được niềm vui khi 1ha cam đang trong chu kỳ khai thác của gia đình bà sau khi chuyển đổi hình thức canh tác, nay đã bán được giá cao. Bên cạnh đó, 1ha hết chu kỳ khai thác từ năm 2018, sau khi cải tạo đất bằng việc trồng đậu tương, chuối… cũng đang hồi phục nhanh chóng, sẵn sàng để đến đầu năm 2023 bà sẽ xuống giống lứa cam mới.

Vậy là vùng cam Cao Phong sau thời gian suy tàn vì thoái hóa và sâu bệnh nay đã hồi sinh trở lại. Những kỹ thuật canh tác mới được người dân áp dụng giúp cho cây khỏe, sai trái và chất lượng nâng lên. Hiện cam lòng vàng Cao phong có giá bán tại vườn 20.000 – 22.000 đồng/kg, có hộ bán tới 25.000 – 30.000 đồng/kg, cam Canh từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Nhà vườn kỳ vọng cam sẽ tiếp tục tăng giá khi Tết đang cận kề.

Cam cao phong
Cam cao phong

Nâng tầm chất lượng và thương hiệu cam Cao phong Với tiềm năng phát triển cam trong nhiều năm qua, chính quyền huyện Cao Phong đã thực hiện nhiều giải pháp định hướng, hỗ trợ người dân phát triển cây cam, giống cây chủ lực. Huyện đang thực hiện các giải pháp giữ gìn, phát triển thương hiệu cam Cao Phong, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Cây cam đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Cao Phong, là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2014; năm 2016, được Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư “Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5”. Cam Cao Phong có mặt ở các siêu thị như: Big C, Vinmart, Metro, BRG… tiếp cận với thị trường lớn.

Cam Cao Phong được lựa chọn là món tráng miệng phục vụ hành khách của Vietnam Airlines… Từ năm 2013 đến những năm 2017 – 2019, có những niên vụ, sản lượng cam của Cao Phong đạt trên 30.000 tấn, giá trị thu nhập đạt từ 500 – 700 triệu đồng/ha.

Nhiều hộ gia đình trở nên giàu có sau mỗi vụ cam. Những vườn cam Cao Phong được canh tác theo hướng hữu cơ đã giúp cải thiện về mẫu mã, chất lượng. Anh Phạm Văn Bách, hộ nông dân trồng cam, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong cho biết, trồng cam là nguồn thu chính trong gia đình. Nhà anh Bách trồng 2 loại cam chính là cam lòng vàng CS1 và cam canh. Trong những năm gần đây, gia đình anh Bách chú trọng vào chất lượng chứ không đi sâu vào số lượng.

Trồng cam theo hướng hữu cơ để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Chị Nguyễn Thị Loan, chủ cửa hàng nông sản Thanh Loan, Thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong cho biết, từ ngày có địa lý chỉ dẫn cam Cao Phong, người dân nơi đây trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng ngày càng ngon hơn, được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Mấy năm nay, nhiều loại cam ở các nơi trồng khác trà trộn vào cam Cao Phong, nhưng không cam nào có mùi vị đặc trưng như cam ở đây. Việc giữ được thương hiệu cam Cao Phong ngày càng khó khăn, bởi các yếu tố chủ quan và khách quan. Hiện nay, một số diện tích cam đã qua thời kỳ kinh doanh, vào thời kỳ thoái trào theo chu kỳ, cùng với đó là nhiều diện tích cam bị sâu bệnh nên trồng cam đối với nhiều hộ dân không còn hiệu quả, dẫn đến tình trạng phá bỏ cây cam để trồng các loại cây khác.

Ngoài ra, thương hiệu cam Cao Phong bị trà trộn bởi các loại cam ở các vùng khác, dẫn đến thương hiệu bị ảnh hưởng đáng kể. Chị Nguyễn Thị Loan, chủ cửa hàng nông sản Thanh Loan, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong cho biết, thương hiệu cam Cao Phong đứng trước nỗi lo bị lai tạp, giả mạo, nhất là sản phẩm cam của nơi khác chuyển về.

Để nhận biết được cam Cao Phong chuẩn, người mua tốt nhất đến mua tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc gọi điện liên hệ trực tiếp, chúng tôi sẽ vận chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Cam Cao Phong trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng ngày càng ngon hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Để đảm bảo giữ vững thương hiệu, chính quyền và người dân huyện Cao Phong đã triển khai thực hiện dự án hạ tầng phát triển sản xuất vùng cam an toàn tập trung; thực hiện hỗ trợ các địa phương trong chứng nhận an toàn thực phẩm/GAP, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho những diện tích cây có múi trong chu kỳ kinh doanh.

Huyện đã lựa chọn vùng lõi để triển khai đề án tái canh, từ đó rút kinh nghiệm nhân diện nhằm bảo đảm hiệu quả. Bên cạnh đó, phối hợp Viện Bảo vệ thực vật, các cơ quan liên quan xây dựng giải pháp kỹ thuật cải tạo đất, tạo quỹ đất sạch sâu bệnh phục vụ tái canh cây có múi; tổ chức lại sản xuất cây ăn quả có múi một cách bền vững, bảo đảm các yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; cải thiện hạ tầng phục vụ sản xuất; lấy doanh nghiệp, hợp tác xã làm nòng cốt, là trung tâm kết nối người sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Để giữ gìn và phát triển thương hiệu cam, huyện Cao Phong đến nay đã tổ chức quản lý và sản xuất giống có chất lượng, bố trí cơ cấu giống theo hướng rải vụ, thực hiện chu trình sản xuất khép kín theo hướng sản xuất sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới chuỗi tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị, khách sạn, nhà hàng và xuất khẩu mang tính ổn định, bền vững.

Cam Cao Phong là một trong những nông sản nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình đã giúp cho nhiều nông dân trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, để giữ vững thương hiệu cam Cao Phong đòi hỏi người trồng cam phải đổi mới tư duy sản xuất để cung cấp cho thị trường những trái cam chất lượng, đồng thời xây dựng mạng lưới liên kết tiêu thụ cam để vùng cam phát triển bền vững./.
Kim Ngân

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button