Foods

Trồng loại rau dại bổ như “nhân sâm tự nhiên” không chăm cũng lớn, nông dân thu tiền triệu mỗi ngày

Trước đây, rau má chỉ là loại rau mọc dại nhưng giờ đây, loại rau này được bán với giá gấp 2-3 lần nhiều loại rau khác, giúp cho người trồng có thu nhập quanh năm.

Kỳ lạ, trồng loại rau dại gì mà đến ngày thu hoạch cả đồng ngồi xổm, nông dân vùng này khá giả Ngược đời đi trồng thứ rau dại xưa cho lợn ăn, nay thực khách ưa chuộng lão nông kiếm bộn tiền Cây dại xưa nhổ vứt đi, nay “lên đời” thành đặc sản 120.000 đồng/kg, nhà nào trồng cũng khá giả Rau má là một loại cây mọc dại Rau má thuộc loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, nước Úc, New Guinea, Melanesia, Malesia và các nước ở khu vực châu Á.

Rau má không chỉ là một loại rau được sử dụng hằng ngày mà còn được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học Ayurveda. Chẳng hạn: Võ sư môn Thái cực quyền là Lý Thanh Vân đã sử dụng một số loại thảo dược Trung Hoa (trong đó có rau má) nên đã sống thọ đến 256 tuổi. Người dân Ấn Độ gọi rau má là Brahmi- nghĩa là một loại thảo dược giúp con người có thể hòa hợp với tâm thức vũ trụ. Ngoài ra, rau má còn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của các nhà thông thái, vị thiền sư.

Rau má là một loại cây mọc dại “sau hè nhà” không quá xa lạ đối với người dân Việt. Đây là một loại cây giúp thanh nhiệt cơ thể hiệu quả và được sử dụng để làm các món ăn dân giã trong bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, rau má còn là “nhân sâm tự nhiên” mà không phải ai cũng biết. Trong Đông y, rau má vị đắng, hơi ngọt, tính mát.

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu. Trước đây, rau má chỉ là loại rau mọc dại nhưng giờ đây, loại rau này được bán với giá gấp 2-3 lần nhiều loại rau khác, giúp cho người trồng có thu nhập quanh năm. Vườn rau má nhà anh Biền đến ngày thu hoạch Với diện tích sân nhà hơn 1.000m2 để trống khiến cỏ dại mọc nhiều, vợ chồng anh Biền, chị Loan ở xã Long Hưng (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) quyết định trồng một ít rau má.

Anh Biền cho biết ban đầu chỉ trồng một ít xem có thể lấn được để đỡ tốn công làm cỏ dại hay không. Bỏ chút công chăm sóc, thỉnh thoảng anh chị cắt rau má mang ra chợ bán tạo thêm chút thu nhập cho gia đình. Thấy rau má dễ trồng, lại có thu nhập cho gia đình, hàng ngày mỗi khi ra đồng thăm lúa, anh chị lại nhổ một ít rau má thiên nhiên ở ngoài kênh, ruộng về trồng trên đất nhà.

Không ngờ, với đặc tính dễ trồng và mau phát triển, chỉ trong vòng vài tháng, hơn 1.000m2 sân nhà anh Biền đã ngập tràn rau má. Chị Loan chia sẻ rau má dễ chăm sóc, mỗi ngày chỉ cần tưới nước 1 đến 2 lần tùy thời tiết. Sau một tháng là có thể thu hoạch để bán. Đặc biệt, rau má rất ít sâu bệnh, nên không tốn phân bón, nhẹ nhàng hơn làm lúa nhiều.

Theo anh Biền, dù rau má rất dễ trồng và nhẹ công chăm sóc nhưng nếu thu hoạch một lần quá nhiều hoặc cắt hết diện tích sẽ mất 15 – 20 ngày mới có thể phục hồi lại, điều này dẫn đến mất thu nhập mỗi ngày. Vì vậy, để có nguồn thu nhập đều đặn, anh chị chỉ thu hoạch từ 50 – 60kg mỗi ngày để giao cho thương lái. Với giá thu mua mỗi dao động từ 15 – 20 nghìn đồng/kg, mỗi ngày, anh chị có thu nhập hơn 1 triệu đồng đều đặn từ khoảng sân rau má trước nhà.

Hàng năm, một sào rau cho gia đình bà Lan thu hoạch đến 6 lứa Gia đình bà Hoàng Thị Lan ở xóm 9, xã Quỳnh Văn là hộ đầu tiên mạnh dạn đưa giống rau má dại có quy mô lớn vào trồng ở huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An). Từ suy nghĩ phải sản xuất những loại giống rau mà tại địa phương chưa có, nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích nên bà Lan đã nảy sinh ý tưởng đi đào gốc rau má mọc hoang dại ở các xứ đồng về trồng trong vườn nhà. Ban đầu, bà chỉ trồng rau má ở một luống đất, rồi tích cực chăm sóc để nhân giống dần dần.

Nhận thấy, loại rau này phát triển nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn, có giá trị kinh tế cao nên bà đã mạnh dạn thay thế hoàn toàn 3 sào đất chuyên canh trồng các loại rau cải, mùi, cà chua… bằng phủ kín cây rau má. Bà Lan cho biết, rau má là loại có sức sống mạnh nên rất dễ trồng, nhất là thời điểm vào tháng 2, tháng 3 thời tiết thuận lợi rau luôn xanh tốt. Đặc biệt, rau má dại chỉ cần trồng 1 lần thì cây cho thu hoạch trong nhiều năm liền nên không phải tốn công cày xới đất.

Rau má được bà trồng thành từng luống để dễ làm cỏ và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, đối với bà quá trình canh tác quan trọng nhất là phải theo dõi thời tiết, để nắm bắt được khi trời trở nồm hay có gió nam, nhằm có biện pháp bón phân, tưới lượng nước cho phù hợp. Mỗi năm, bà còn bỏ chi phí từ 30 – 40 triệu đồng để mua phân bò từ trang trại bò sữa TH ở huyện Nghĩa Đàn về ủ cho hoai mục rồi bón cho cây rau má, tăng chất dinh dưỡng giúp rau sinh trưởng nhanh.

Đối với rau má dại này thường rất ít sâu bệnh nên không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Sau 60 ngày xuống giống thì rau má bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng đạt từ 5 – 6 tạ/ sào. Sau khi nhặt sạch sẽ những lá vàng, các thương lái đến tận nhà thu mua với giá nhập bình quân là 20 nghìn đồng/ kg. Hàng năm, một sào rau má cho bà thu hoạch đến 6 lứa, sau khi trừ chi phí cho gia đình thu lãi 33 triệu đồng.

Như vậy, với tổng diện tích 1.500 m2, bà thu về gần 100 triệu đồng. Rau má có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Trồng thứ rau dại đang được săn lùng, tưởng khó, nhưng thực ra rất dễ Kỳ lạ, trồng loại rau dại gì mà đến ngày thu hoạch cả đồng ngồi xổm, nông dân vùng này khá giả Trồng bạt ngàn rau dại ngoài đồng bất ngờ có 50 triệu bỏ túi mỗi tháng, hay quá cả xã kéo tới xem đà lạt milk dalat milk

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button