Foods

Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc

Kinh tế
12/07/2022 09:31

Tweet

Sầu riêng của Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc từ ngày 11/7.

Sầu riêng Ri6 của Việt Nam tiếp tục “cháy hàng” tại Australia Nỗ lực đưa sầu riêng Việt Nam đi đường chính ngạch sang thị trường Trung Quốc Lễ hội sầu riêng năm 2022 với nhiều hoạt động đặc sắc Xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc Sau 4 năm đàm phán, ngày 11/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Nghị định thư sẽ có hiệu lực trong 3 năm. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều tiềm năng đối với Việt Nam. Quá trình đàm phán để mở cửa thị trường đã được Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật khởi động từ năm 2018. Theo Nghị định thư đã ký kết, quả sầu riêng tươi của Việt Nam phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc cũng như yêu cầu về kiểm dịch thực vật. Theo đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại phía bạn quan tâm, đặc biệt là ruồi đục quả và các loài rệp sáp; đáp ứng được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; thực hiện đúng quy cách về đóng gói, thông tin trên bao bì để bảo đảm truy xuất nguồn gốc chính xác. Bên cạnh đó, các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải được giám sát theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật được đào tạo để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, đóng gói. Doanh nghiệp, người dân và cơ quan quản lý cần đáp ứng yêu cầu về nhật ký, hồ sơ sản xuất cũng như các chương trình giám sát an toàn thực phẩm trước khi thu hoạch mà phía Trung Quốc yêu cầu. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật đang chỉ đạo hệ thống kiểm dịch thực vật ở các nơi khi có hàng hóa cần kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo hàng xuất đi uy tín và chất lượng. Song song đó, cơ quan kiểm tra cần hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp để quá trình kiểm dịch thuận lợi và nhanh chóng. Báo cáo của Cục trồng trọt, năm 2021, sản lượng sầu riêng cả nước ước đạt 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là xuất tiểu ngạch. Cùng với sầu riêng, tháng 6, Trung Quốc cũng vừa chấp thuận cho chanh leo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này sau thời gian dài đàm phán. Với thị trường Mỹ, quả bưởi cũng đang hoàn tất các bước cuối cùng để được xuất khẩu.
Tuấn Anh

$(document).ready(function(){
$(‘.article-detail-desc’).html($(‘.article-detail-desc’).text().replace(‘TH&SP’,’TH&SP’));
})
Sầu riêng của Việt Nam chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc từ ngày 11/7. Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng: Thu giữ nhiều mặt hàng đặc sản Đà Lạt không rõ nguồn gốc xuất xứ

Sắp diễn ra Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2

Áp thuế chống bán phá giá sản phẩm plastic từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc

Yên Bái: Tập trung đẩy mạnh, nâng cao chất lượng nông sản địa phương

Bộ Công Thương hỗ trợ Hưng Yên tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản

Đắk Nông: Kết hợp phát triển công nghiệp nông thôn gắn với vùng nguyên liệu

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu khẩu trang y tế giảm 33,6% trong tháng 6/2022

Xuất khẩu xơ, sợi Việt Nam đứng thứ 6 thế giới

Xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD

Việt Nam đã nhập hơn 72.000 chiếc ô tô

Xuất khẩu cá tra tăng hơn 82%

Việt Nam đứng vị trí thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc

Tin khác

5 nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD có mức độ tăng trưởng 2 con số, chiếm đến 58,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng gần 50% về trị giá

Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê tăng trưởng tốt nhưng doanh nghiệp trong ngành cà phê đạt lợi nhuận không như mong đợi vì giá vận chuyển và nhiều chi phí khác tăng cao.

Gỡ “nút thắt” cho nhập khẩu nguyên liệu chế biến thủy sản

Nguồn nguyên liệu trong nước bị thiếu hụt, các doanh nghiệp thủy sản buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, các thủ tục về việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản vẫn còn khó khăn, vướng mắc, VASEP đã đưa ra hàng loạt kiến nghị nhằm gỡ “nút thắt” cho hàng nhập khẩu.

Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt sang thị trường châu Phi

Ngày 21/7/2022, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại châu Phi tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu cà phê sang thị trường châu Phi.

Nhập khẩu xăng dầu các loại từ Hàn Quốc, Trung Quốc tăng mạnh

Trong 6 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu xăng dầu các loại từ thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc tăng mạnh, trong khi đó nhập khẩu xăng dầu các loại từ thị trường Malaysia, Thái Lan và Singapore lại giảm.

Dự báo xuất khẩu cá ngừ 2022 đạt hơn 1 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ cả năm 2022 dự kiến sẽ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2021.

Nga tăng hạn ngạch xuất khẩu dầu hướng dương

Chính phủ Nga ngày 17/7 cho biết nước này đã tăng hạn ngạch xuất khẩu dầu hướng dương và khô dầu hướng dương, với lý do đã đáp ứng đủ nguồn cung trong nước.

Việt Nam xuất khẩu trên 3,49 triệu tấn gạo

Nửa đầu năm 2022, cả nước xuất khẩu trên 3,49 triệu tấn gạo, tương đương trên gần 1,71 tỷ USD, giá trung bình đạt 488,7 USD/tấn, tăng 15,4% về khối lượng, tăng 3,6 % về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Đã cấp 3.646 mã số vùng trồng đối với rau, củ quả

Sản lượng các sản phẩm từ các mã số vùng trồng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường hiện nay.

Pháp – Đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối EU

Nửa đầu năm 2022, một số mặt hàng xuất khẩu sang Pháp có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước đó: Đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 93,5%; cà phê tăng 59,8%; hàng thủy sản 41,4%; sản phẩm gốm sứ tăng 41%.

Xem thêm

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button