Life Style

Hàng trăm ha cao su bị nhiều loại bệnh hoành hành

Thứ Tư 03/08/2022 , 08:23 (GMT+7)

THỪA THIÊN – HUẾ Hơn 500ha cao su ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đang bị các loại bệnh nguy hiểm hoành hành như xì mủ, loét sọc miệng cạo, thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá…

Tốc độ lây lan nhanh Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Thừa Thiên – Huế, đơn vị đang kết hợp điều tra, theo dõi chặt chẽ một số bệnh gây hại trên cây cao su để có biện pháp hướng dẫn phòng trừ kịp thời, hạn chế lây lan.

Những ngày này, ông Nguyễn Phương ở thôn Phú Hòa, xã Hương Phú, huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) rất lo lắng khi 5ha cây cao su phần lớn diện tích đã cho khai thác mủ bị bệnh xì mủ và một số bệnh phát sinh gây hại.

Từ hơn một tháng nay, mặc dù ông Phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng trừ nhưng bệnh vẫn chưa giảm, thậm chí có xu hướng lây lan khá nhanh. Hàng trăm ha cao su ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đang bị nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm như xì mủ, loét sọc miệng cạo, thán thư, nấm hồng… Ảnh: CĐ. “Vườn cao su này là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình tôi.

Cao su
Để hạn chế dịch bệnh trên cây cao su, đơn vị chức năng khuyến cáo người dân cần sử dụng các loại thuốc đề phòng trừ đúng cách

Nay nhìn vườn cây bị bệnh, dù đã tìm đủ cách nhưng vẫn không thuyên giảm nên tôi rất lo lắng”, ông Phương cho hay. Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nam Đông, ông Nguyễn Hữu Ánh thông tin, một số loại bệnh nguy hiểm như loét sọc miệng cạo, xì mủ… đang lây lan trên nhiều diện tích cao su tại các địa phương.

Đây là các loại bệnh thường xảy ra, nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng trừ một cách triệt để. “Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đang tổ chức hướng dẫn các hộ dân triển khai biện pháp ngăn chặn, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh lây lan, gây hại nặng trên cao su”, ông Ánh cho biết.

Theo ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Thừa Thiên – Huế, bệnh xì mủ trên cao su đang diễn ra tại các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới và Thị xã Hương Trà với diện tích nhiễm gần 200ha, tỷ lệ bệnh 5 – 10%. Bệnh loét sọc miệng cạo hoành hành trên diện tích 250ha, tỷ lệ bệnh 5 – 10% tại các huyện Phong Điền, Nam Đông, A Lưới, Thị xã Hương Trà.

Ngoài ra, còn có các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh thán thư, nấm hồng, đốm lá, rụng lá corynespora… gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp. “Các bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo… có khả năng tiếp tục phát sinh, gây hại nặng trên cao su trong thời gian tới.

Chi cục sẽ kết hợp điều tra, theo dõi chặt chẽ một số bệnh gây hại để có biện pháp hướng dẫn phòng trừ kịp thời, hạn chế lây lan”, ông Anh cho biết. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Thừa Thiên – Huế, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay, rất dễ phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su.

Để phòng trừ hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng của các loại bệnh trên cây cao su, đơn vị này đề nghị: Với bệnh loét sọc miệng cạo, xì mủ, người dân phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện cây bị bệnh, nếu thấy miệng cạo có vết loét thối rữa, có mùi hôi, mủ xì ra, phải ngưng cạo mủ.

Theo đó, phải làm sạch vết thương, dùng một trong các thuốc như Aliette, Vimonyl, Ridomil Gold… hòa nước để bôi vào vết bệnh. Sau khi kết thúc mùa khai thác mủ, phải vệ sinh miệng cạo sạch sẽ, sau đó dùng một trong các loại thuốc trên bôi vào vết cạo, để khô thuốc rồi bôi Vazelin hoặc thuốc liền sẹo lên bên ngoài nhằm bảo vệ vết cạo không bị thấm nước mưa, hoặc nấm bệnh xâm nhập.

Để hạn chế dịch bệnh trên cây cao su, đơn vị chức năng khuyến cáo người dân cần sử dụng các loại thuốc đề phòng trừ đúng cách. Ảnh: CĐ. Bệnh rụng lá corynespora là loại bệnh khá nguy hiểm đối với cao su. Bệnh thường xuất hiện sau khi cây ra lá non, nếu bị nặng sẽ làm rụng hết lá và cây bị chết. Khi bị bệnh, trên lá non xuất hiện đốm hình kim, sau đó vết bệnh lớn dần, lá bị khô và rụng.

Để phòng trừ, người dân cần kiểm tra và phun trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện, tốt nhất là phải phun phòng trừ khi cây mới ra lộc. Các loại thuốc sử dụng để phun phòng trừ như Anvil, Vivil, Vixazole, với liều lượng 2 lít thuốc pha với 500 – 600 lít nước phun cho 1ha.

Với bệnh nấm hồng, người dân cần nhận biết vết bệnh ban đầu xuất hiện những giọt mủ có màu hơi trắng, gặp điều kiện thuận lợi vết bệnh từ màu trắng chuyển sang màu hồng nhạt và lan rộng… Khi phát hiện bệnh, nên cắt bỏ những cành chết do bệnh để hạn chế sự lây lan và phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin như Validacin, Vivadamy, Vanicide…

Riêng bệnh héo đầu đen, cần phun trừ kịp thời khi cây bị bệnh, hoặc phun phòng khi cây ra lá non bằng các loại thuốc có gốc đồng như Champion, Funguran… Toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có khoảng 8.955ha cao su. Trong đó, hơn 6.392ha đang trong giai đoạn cho khai thác mủ và hơn 2.562ha kiến thiết cơ bản. Đây là một trong những cây trồng chủ lực ở vùng gò đồi của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button