Life Style

Nghệ An ưu tiên hỗ trợ liên kết sản xuất 9 nhóm mặt hàng nông sản

Nghệ An ưu tiên hỗ trợ liên kết sản xuất 9 nhóm mặt hàng nông sản

Thứ Năm 04/08/2022 , 09:07 (GMT+7)

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định chính sách khuyến khích ưu tiên hỗ trợ liên kết sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm đối với 9 nhóm ngành hàng nông sản.

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định số 1957/QĐ-UBND về việc phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND tỉnh Nghệ An.

Lạc là 1 trong 9 nhóm mặt hàng nông sản vừa được tỉnh Nghệ An ưu tiên chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất. Ảnh: Việt Khánh. Tất cả có 9 nhóm ngành hàng, sản phẩm được phê duyệt lần này gồm: Lúa, lạc, cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, ổi, xoài, mận, chuối), các cây nguyên liệu phục vụ chế biến (mía, sắn, chè), cây dược liệu, tôm, cá và cây rau, củ, quả các loại.

UBND tỉnh Nghệ An giao Sở NN-PTNT và UBND các huyện, thành thị căn cứ các ngành hàng và sản phẩm được lựa chọn để thông báo công khai trên địa bàn của địa phương mình. Đồng thời hàng năm cập nhật các ngành hàng, các sản phẩm cần được khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Kể từ ngày 6/7/2022, 9 nhóm ngành hàng, sản phẩm được phê duyệt tại quyết định số 1957/QĐ-UBND của UBND tỉnh sẽ được hưởng các chính sách theo nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Các chính sách cụ thể gồm: – Chính sách hỗ trợ chi phí xây dựng liên kết: Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 200 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.

Chính sách hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 4 tỉ đồng.

Chính sách mới của Nghệ An sẽ tạo đà và lực mới cho liên kết sản xuất, nâng cao các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh này. Ảnh: KNNA. – Về chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn, giống cây con, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm…

Các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung sau: Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường cho cán bộ HTX và nông dân tham gia liên kết theo dự toán được cấp có thầm quyền phê duyệt và hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề liên quan đến các hợp đồng, dự án liên kết theo dự toán được duyệt.

Hỗ trợ 50% chi phí giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm cho 2 vụ hoặc 2 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của HTX. Hỗ trợ 40% và không quá 300 triệu đồng chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi cho mỗi hợp đồng, dự án liên kết.

Nông sản
Chính sách mới của Nghệ An sẽ tạo đà và lực mới cho liên kết sản xuất, nâng cao các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh này. Ảnh: KNNA.

Ngoài ra, để thực hiện thông điệp “Nâng tầm giá trị nông sản Việt qua nền tảng số”, vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành văn bản số 2345/UBND-TH về việc triển khai kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử năm 2022.

Tất cả các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng tiêu chí là sản phẩm OCOP 3 sao trở lên sẽ được đưa lên 2 sàn thương mại điện tử Postmart của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tại địa chỉ htt://postmart.vn và sàn Vỏ sò của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel tại địa chỉ https://voso.vn.

Theo chính sách ưu tiên hỗ trợ liên kết sản xuất – tiêu thụ mới nhất của Nghệ An, 100% hộ sản xuất nông nghiệp có sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh và các kỹ năng khác nhằm gia tăng kiến thức bán hàng, thanh toán trực tuyến trên nền tảng số. Đồng thời khuyến khích và đẩy mạnh số lượng người truy cập các hoạt động quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp và bán hàng trên sàn thương mại điện tử từ 15 – 20%.

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button